Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh - Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu

Ngày nay nuôi cấy bùn vi sinh là phổ biến nếu như bạn đang có cho mình 1 hệ thống xử lý chất thải. Vậy bạn đã biết cách để nuôi cấy và cần chuẩn bị gì trước khi bắt đầu chưa? Cùng choxetphcm.net tham khảo một số kiến thức cần thiết dưới đây.

Người tạo: linhsjob
CÔNG TY TNHH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG HƯNG PHÁT 
Hotline: 02866.599.805 - 0933.450.825
Email: thongcongnghetgiare.info@gmail.com 
Website: https://thongcongnghetgiare.info
Địa chỉ: 360/33/30 Phạm Hữu Lầu, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

 

Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh là một bài viết của choxetphcm.net dành cho các bạn nào có ý định sử dụng bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải của mình. Nhằm bổ sung  kiến thức về việc nuôi cấy bùn vi sinh cũng như giúp cho bạn sẵn sàng tự tin lựa chọn bùn vi sinh cho hệ thống của bạn. Bài viết này nhằm mục đích giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về lý do, cách kiểm tra hệ thống trước khi bắt đầu, tính toán liều lượng sao cho hợp lý cũng như cách nuôi cấy bùn một khi đã đáp ứng được các yêu cầu. Mời các độc giả theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách thức vận hành để đưa ra các lựa chọn phù hợp với hệ thống xử lý nước thải của các bạn.

Bùn vi sinh là gì?

1. Bùn hoạt tính là một sản phẩm trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tạo thành thông qua xử lí bằng phương pháp sinh học. Chúng thường có màu nâu và mang vai trò đặc biệt quan trọng trong các công trình xử lý nước thải. 

2. Bùn vi sinh là tập hợp những vi sinh vật có khả năng hấp thụ trên bề mặt và oxy hoá các chất hữu cơ nằm bên trong nước thải nhờ sự có mặt của oxy. Thành phần thường thấy trong bùn bao gồm nguyên sinh vật, vi khuẩn, nấm, tảo, vi rút. Trong đó vai trò của vi khuẩn là quan trọng nhất trong việc phân huỷ chất hữu cơ nhưng cũng đồng thời vi khuẩn cũng là thành phần cấu tạo chủ yếu của bùn. Vi khuẩn trong bùn bao gồm các nhóm nguyên sinh động vật, các vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn tùy tiện và một số vi khuẩn dạng sợi. Thành phần vi khuẩn có trong bùn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và thành phần nước thải trong bể.

3. Như đã đề cập ở phần trên, Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó có thể nói, về bản chất, thành phần, nồng độ cũng như đặc tính của các hợp chất hữu cơ tồn tại bên trong nước thải quyết định thành phần vi sinh trong bùn.

Bùn vi sinh là gì
Bùn vi sinh là gì?

Xem thêm:  Cho thuê xe bồn vận chuyển bùn vi sinh Hưng Phát uy tín

Kiểm tra hệ thống trước khi nuôi cấy bùn vi sinh

Kiểm tra hệ thống trước khi nuôi cấy là bước bắt buộc trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải. Cần phải kiểm tra hệ thống có khả năng nuôi cấy bùn hoạt tính được hay không, cụ thể chúng ta cần kiểm tra sơ bộ như sau:

✔ Lưu ý trước khi kiểm tra:

– Bạn không cần phải là người có chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải.

– Tuy nhiên cần nắm các kiến thức về công nghệ xử lý nước thải, hiểu được nguyên lý, cơ chế xử lý của công trình đang vận hành và đánh giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý.

✔ Bắt đầu kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, các yếu tố điều kiện tự nhiên và nhân tạo:

– Đối với công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học - yếu tố về hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào gây ảnh hưởng đến khả năng nuôi cấy của bạn và sự phát triển của vi sinh vật.

– Người có chuyên môn phải kiểm tra kỹ các chỉ tiêu thông số đầu vào của nước thải nhằm đảm bảo nồng độ ô nhiễm trong khoảng cho phép để có thể ứng dụng công nghệ xử lý bằng sinh học.

– Nước thải sinh hoạt hoặc sản xuất trước khi đưa vào bên trong hệ thống xử lý sinh học phải đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng vi sinh trong bùn dưới đây:

● pH yêu cầu = 6.5 – 8.5

● Nhiệt độ phù hợp: 10 – 40 độ C

● Nồng độ oxy hòa tan trong bể:  DO = 2 – 4 mg/l

● Tổng hàm lượng muối hòa tan trong bể (TDS) không quá 15 g/l

● Chỉ tiêu BOD5 không quá 500 mg/l, nếu bể xử lý sinh học của bạn có cải tiến có thể thiết kế hệ thống nuôi cấy với chỉ tiêu BOD5 đạt mức từ 1000 – 1500 mg/l.

● Tổng chất rắn trong bể chứa không vượt quá 150 mg/l

● Không được chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và các chất độc để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật…

● Cần xem xét đến chất dinh dưỡng hiện có trong bể để cung cấp cho vi sinh vật theo đúng tỉ lệ: BOD5:N:P = 100:5:1

✔ Lựa chọn men vi sinh trong quá trình xử lý nước thải

– Men vi sinh là 1 trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả xử lý và chất lượng hệ thống xử lý nước thải có tốt không. Men vi sinh tốt, chứa đầy đủ chủng loại sẽ cung cấp nguồn vi sinh tốt cho hệ thống, đồng thời giúp bạn xử lý đạt nhiều chỉ tiêu trong hệ thống như BOD, COD, Photphat, Amoni,…

– Mỗi bể xử lý trong hệ thống cần các chủng loại vi sinh khác nhau,vì vậy việc lựa chọn đúng loại vi sinh giúp cho các đơn nguyên trong hệ thống hoạt động đúng như kì vọng về hiệu quả cũng như khả năng xử lý.

nuoi cay bun vi sinh
Nuôi cấy bùn vi sinh

Phương pháp tính liều lượng vi sinh đúng tiêu chuẩn

Phương pháp tính liều lượng vi sinh dưới đây sẽ giúp bạn tính toán các chỉ số sao cho phù hợp với loại hình, mẫu mã sản phẩm bạn định hình lựa chọn.

✔️ Nếu như bạn là người nuôi cấy lại hệ thống mới hoàn toàn (dành cho cả bể kỵ khí và bể hiếu khí):

Căn cứ vào nồng độ COD, BOD tồn tại bên trong nước thải, với liều lượng 2 – 10 ppm/ngày. Lượng vi sinh bạn tính toán sẽ được căn cứ  dựa vào thể tích bể của bạn, thời gian nuôi cấy trong vòng 15 ngày.

➤ Sử dụng công thức tính sau:

A = (m x V)/1000

● Giải thích ký tự trong công thức:

● A: Khối lượng vi sinh mà bạn nuôi cấy trong vòng 1 ngày ( đơn vị tính: kg/ngày)

● m: 2 – 10 ppm (liều lượng vi sinh căn cứ vào độ ô nhiễm của chất thải thường sẽ là 3ppm)

● V: Thể tích bể sinh học (đơn vị tính: m3) [sử dụng cho cả bể hiếu khí lẫn bể kỵ khí]

● Bạn cấy với lượng A vi sinh hằng ngày và sẽ tiếp tục cấy vào trong vòng 15 ngày

Lưu ý khi tính liều lượng vi sinh:

● Sử dụng từ 5 – 10% bùn hoạt tính cho vào thể tích bể sinh học làm cơ chất tăng trưởng cho vi sinh (bể SBR hay Aeroten). Đi cùng với mô hình là quá trình sinh học bám dính (Trickling Biofilter hay RBC), tốc độ tăng nhanh quá trình tạo màng vi sinh vật hỗn hợp nước thải có chứa bùn pha loãng ( thông thường rơi vào 2 – 5%) nên được sử dụng cho 5 giai đoạn khởi đầu. Sau khi khởi động một màng vi sinh vật sẽ được hình thành trên bề mặt vật liệu lọc.

● Bạn có thể cho trực tiếp vi sinh EM WAT-1 vào hệ thống mà không cần phải pha loãng trước khi cho vào hệ thống.

● Nồng độ pH = 6 – 8, nhưng sẽ hoạt động tốt nhất ở ngưỡng pH trung tính (pH=7).

● Bất kể trong thời gian nuôi cấy ban đầu hay cải tạo lại hệ thống, bể đều phải được khởi động lại với tải trọng thấp hoặc nồng độ COD khoảng 2kg/m3

● Chất dinh dưỡng trong bể đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1

✔️ Duy trì hệ thống

Bạn có thể dùng vi sinh bổ sung với liều lượng từ 0,5 ppm/ngày hoặc dựa trên nồng độ COD, BOD trong nước thải và độ ổn định của hệ thống. Lưu lượng cấy duy trì được tính vào lưu lượng nước thải trong vòng 1 ngày để bổ sung một phần vi sinh trôi ra ngoài và bị yếu dần đi.

Sử dụng công thức sau:

A=( m x Q) / 1000

● Giải thích ký tự công thức::

● A: Khối lượng vi sinh bổ sung theo ngày (kg/ngày)

● m: 0,5 ppm

● Q: Lưu lượng của nước thải đầu vào (m3/ngày)

Phương pháp tính liều lượng vi sinh đúng tiêu chuẩn
Phương pháp tính liều lượng vi sinh đúng tiêu chuẩn

XEM THÊM: DỊCH VỤ CHO THUÊ XE BỒN VẬN CHUYỂN BÙN VI SINH CHẤT LƯỢNG

Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh - Các bước cụ thể bắt đầu nuôi cấy

Huong dan nuoi cay bun vi sinh - Dưới đây là cụ thể các bước thực hiện nuôi cấy bùn vi sinh cho các bạn sau khi đã hoàn thành các bước kiểm tra ở trên.

Số lượng vi sinh vật tồn tại ở bên trong môi trường nước rất lớn. Nhằm rút ngắn thời gian nuôi cấy chúng ta cần phải bổ sung thêm 1 lượng bùn vi sinh. Làm nên cơ chất cũng như các chất nền có sẵn trong bùn vi sinh. Dưới đây là hướng dẫn các bạn các bước nuôi cấy vi sinh:

Bổ sung nồng độ bùn vi sinh từ 10–15% trên tổng toàn bộ nồng độ bùn hệ thống. Thời gian nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải cần được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào. Bạn cũng phải cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển…

– Ngày thứ 1: Cho bùn vi sinh vào bên trong bể sau đó bổ sung men vi sinh. Giữ máy thổi khí sục liên tục trong thời gian này. Sau 4h bạn nên tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, các chi số cần kiểm tra bao gồm pH, DO, Nhiệt độ, SV30. Nhớ phải ghi chép và lưu số liệu quá trình nuôi cấy bùn.

– Ngày thứ 2: tắt máy sục khí và để lắng trong vòng 2h sau đó cho nước trong ra. Cho vào trong bể 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h. Bạn tiếp tục bật lại sục khí và bổ sung men vi sinh hiếu khí. Kiểm tra các thông số y như đã làm ngày thứ nhất. Nhớ ghi chép lại thông số để kiểm tra và đối chiếu khả năng phát triển của vi sinh.

– Ngày thứ 3: tắt máy sục khí và để lắng sau 2h và cho nước trong ra khỏi bể giống như ngày thứ 2, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng là 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, bạn sục khí và tiếp tục bổ sung thêm men vi sinh hiếu khí vào bể. Tiến hành kiểm tra các chỉ số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, đồng thời kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại các thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh cũng như có kết quả đối chiếu.

– Ngày thứ 4: Tiếp tục thực hiện các bước như ngày thứ 3 vừa rồi

– Ngày thứ 5: Công đoạn nuôi cấy bùn trong ngày này tương tự các ngày vừa rồi, bạn tắt máy sục khí để lắng sau 2h rồi cho hết phần nước trong ra ngoài. Sau đó nạp nước mới, sục khí và tiến hành kiểm tra thông số của nước thải. Sau 5 ngày theo dõi, nếu bạn thấy nồng độ SV30 tăng lên đánh giá về đặc tính của bùn vi sinh và cảm quan tốt thì có thể nâng tải trọng lưu lượng nước thải lên 30% của  tổng lưu lượng nước thải/giờ.

– Ngày thứ 6: Kiểm tra các thông số nước thải đầu vào, cũng như về điều kiện nhiệt độ, pH, DO có ổn định hay không. Lấy mẫu nước thải và kiểm tra khả năng tạo bông cũng như khả năng lắng của bùn. Nếu vẫn đang trên tiến độ phát triển tốt nồng độ SV30 đạt khoảng 15-20% thể tích cốc. Nhớ cấp nước thải vào liên tục nhưng với phải đúng tải trọng lưu lượng nước thải 10% tổng lưu lượng nước thải/giờ. Bật hệ thống cung cấp khí chạy với chế độ Auto (tự động).

– Ngày thứ N: Tiếp tục theo dõi và kiểm tra các thông số. Nếu nồng độ bùn tiếp tục tăng lên thì bạn có thể tiến hành tăng thêm công suất cho hệ thống cho đến khi nào Full tải trọng.

Trong khoảng thời gian này các thông số bạn cần chú ý đến là SV30, SVI, F/M và tuổi bùn.

Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh - Các bước cụ thể trước khi nuôi cấy
Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh - Các bước cụ thể trước khi nuôi cấy

Liều lượng sử dụng chất dinh dưỡng trong bùn 

Liều lượng sử dụng chất dinh dưỡng trong bùn cho việc nuôi cấy cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây
– Các chất dinh dưỡng và khoáng cho vi sinh cần được cung cấp đầy đủ nếu lượng dinh dưỡng trong bể không đạt tỷ lệ. Cần bổ sung chất dinh dưỡng để đạt được tỷ lệ BOD5:N:P = 100:5:1.
– Bổ sung thêm một số vào bể như: Enzyme, Các vi lượng, đa lượng…

➤ 2 thời điểm vàng để bạn bắt đầu nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

● Nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải mới

● Đối với hệ thống mới vận hành, bạn nên lựa chọn thời điểm nuôi cấy vi sinh lúc ban ngày vào sáng sớm. Thông thường vào thời điểm này nhiệt độ môi trường từ 25-30oC  sẽ thích hợp cho việc vi sinh thích nghi với môi trường mới.

Vi sinh trước khi đem đi nuôi cấy cần phải được hoạt hóa. Bên cạnh đó việc tính toán bổ sung các dinh dưỡng khác cũng là cần thiết nhằm cân bằng dinh dưỡng cho quá trình đồng hóa và nhân sinh khối vi sinh. Tăng dinh dưỡng cũng như lưu lượng khí trong bể dần dần cho vi sinh thích nghi với môi trường mới, tuyệt đối không tăng đột ngột.

➤ Nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động
Thông thường khi hệ thống đang hoạt động nuôi cấy vào ngày thường nếu có thay đổi bất thường, vi sinh sẽ ngay lập tức bị sốc tải và khó tăng sinh. Nguyên nhân nằm ở việc nồng độ chất ô nhiễm cao sẽ khiến vi sinh mới khó thích nghi. Thời điểm thích hợp nhất với các hệ thống này là thời điểm cuối tuần. Thời gian này đối với hệ thống chạy không tải, nước sẽ được tuần hoàn trong hệ thống mà không có bất kỳ nước thải mới vào, đặc tính nước thải nằm ở mức ổn định nên sẽ phù hợp hơn cho việc cấy thêm và cải tạo.

Liều lượng sử dụng chất dinh dưỡng trong bùn
Liều lượng sử dụng chất dinh dưỡng trong bùn

Như vậy vừa rồi choxetphcm.net đã hoàn thành việc hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh cho bạn. Hi vọng sau bài viết trên bạn có thể tự tin lựa chọn bùn vi sinh cho quá trình xử lí nước thải của mình. Chúc bạn sớm thành công!

Tags: hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh, bùn vi sinh, yếu tố ảnh hưởng vi sinh trong bùn, phương pháp tính liều lượng vi sinh, số liệu quá trình nuôi cấy bùn, công đoạn nuôi cấy bùn, liều lượng sử dụng chất dinh dưỡng

Tin cùng chuyên mục

Bình luận